Nên làm gì khi con bị điểm kém

By giasugiatri

Hiện nay, vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng đó chính là việc học của con. Đã không ít cha mẹ trở nên quan trọng hóa và mất bình tĩnh khi con không làm được bài, đặc biệt là khi thấy bài kiểm tra của con bị điểm kém. 

Không cần tìm hiểu nguyên nhân nhiều phụ huynh mất bình tĩnh rồi trách mắng, so sánh con với bạn khác hoặc tìm cách trách phạt bắt con phải học thật nhiều để cải thiện điểm số..đã dẫn không ít bạn trẻ bị áp lực dẫn đến chán học.

Vậy nếu như trong trường hợp con bạn bị điểm kém thì phụ huynh nên xử lý như thế nào để không ảnh hưởng đến việc học cũng như tâm sinh lý của đứa trẻ? Các bạn hãy tham khảo một số giải pháp sau đây của chúng tôi nhé !

Thứ nhất, phụ huynh nên giữ thái độ bình tĩnh: 

Thái độ đúng mực của cha mẹ sẽ tạo ra tâm lý nhẹ nhõm, thoải mái cho con trong quá trình học tập vất vả và lâu dài về sau. Bởi vì, mỗi một học sinh đến trường không ai mong muốn là mình bị điểm số thấp cả, ai cũng mong muốn làm hài lòng bố mẹ. 

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những vấp ngã, những sơ sẩy không mong muốn, học sinh cũng vậy: trong quá trình học tập không có bất kì một học sinh nào có thể thoát khỏi những điểm số kém. Việc quan trọng là sau mỗi lần vấp ngã các em phải biết đứng dậy, rút kinh nghiệm và sửa chữa lỗi sai đó.

Thứ hai, nếu như các bậc phụ huynh đã trót thể hiện ứng xử không đúng mực thì nên xin lỗi trẻ: 

cách ứng xử không đúng mực ở đây là các hành động quát mắng, dọa nạt, tìm cách trách phạt bắt con học thật nhiều để cải thiện điểm số…điều này đã dẫn đến việc làm cho trẻ áp lực và thui chột động cơ học tập của trẻ. Điểm số thực chất chỉ là thước đo mang tính tương đối nhưng học sinh thì luôn khổ sở vì phải chạy đua với thành tích, những bằng khen, những bảng điểm đẹp. 

Bởi vậy, khi con bạn trót bị điểm kém thì bạn cũng đừng ngạc nhiên hay có cách ứng xử không hợp lý để gây thêm áp lực cho trẻ vì nếu như tình trạng này kéo dài thì mục tiêu học tập của trẻ càng trở nên mơ hồ. cách giải quyết đúng đắn nhất trong trường hợp bạn đã có những hành vi, hành động không phù hợp là bạn hãy thành tâm xin lỗi trẻ. 

Việc bạn xin lỗi trẻ không những giảm bớt áp lực cho trẻ mà còn tạo động lực, động cơ học tập.

Thứ ba, là phụ huynh nên ở bên, chia sẻ, động viên trẻ : 

Để giúp trẻ hiểu ra rằng Thất bại là mẹ của thành công và đồng thời cùng con ngồi lại tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và tìm cách tháo gỡ, giải quyết.

Khi các bậc phụ huynh làm được những điều này thì các bạn đã trở thành người đồng hành đắc lực của con trong quá trình học tập và là một người cha, người mẹ tuyệt vời trong mắt con cái. 

Còn điều gì hạnh phúc hơn cho các bậc làm cha mẹ là được con cái yêu thương, tôn trọng và nhìn thấy sự thay đổi tích cực từng ngày của con.

Hãy cùng trung tâm Gia Trí chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân.