Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD & ĐT đã giải thích vì sao nên dạy học theo hướng tích hợp như sau:
“Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đồi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn”
Để giúp các bạn có cái nhìn một cách cụ thể, chi tiết hơn chúng tôi xin được trình bày về vấn đề này trong bài viết sau đây:
Những khó khăn của việc dạy học theo hướng tích hợp
Đối với giáo viên:
Thứ nhất, ngoài việc nắm vững chuyên môn của mình người giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
Thứ hai, không phải bất cứ trường học nào cũng có điều kiện cơ sở vật chất có thể đáp ứng được cách dạy học theo hướng tích hợp. Chẳng hạn, như các trường ở miền núi, nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Thứ ba, giáo viên gánh thêm nhiệm vụ mới:
Khi dạy học theo hướng tích hợp thì giáo viên cần phải rà soát lại chương trình, những nội dung bài học, những kiến thức trong sách giáo khoa để loại bỏ những thông tin, nội dung kiến thức lạc hậu, không cần thiết và cập nhật những nội dung kiến thức mới theo kịp sự phát triển của thời đại.
Đồng thời, giáo viên cũng phải cấu trúc lại nội dung chương trình cho phù hợp với hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Đối với học sinh
Thứ nhất, khó khăn cho những lớp học sinh ở giai đoạn đầu, đã quen lối học cũ: Dạy học theo hướng tích hợp là cả một quá trình từ Tiểu học lên đến THPT nên tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh bắt nhịp cùng với quá trình này nhưng lại rất khó khăn cho những học sinh quen lối học cũ, cho nên học sinh đó không tránh khỏi lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi khi là không theo kịp.
Thứ hai, Việc quy định các môn thi trong tuyển sinh cộng lẫn với xu thế chọn nghề nghiệp theo thực tiễn xã hội hiện nay nên dẫn đến tình trạng học sinh sẽ ít hoặc không chú trọng đến những môn mà mình không phải thi, chỉ học những môn phải thi.
Những thuận lợi của việc dạy học theo hướng tích hợp
Đối với giáo viên:
a) Giáo viên tích lũy được nhiều kiến thức của các liên môn khác nhau nên chất lượng kiến thức, chất lượng bài dạy được nâng lên tầm cao mới.
b) Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong việc phối hợp, hỗ trợ nhau trong quá trình dạy học.
c) Sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với đội ngũ giáo viên được đào tạo ngày càng bài bản theo sự thay đổi của thời đại sẽ triển khai tốt việc dạy học tích hợp, liên môn.
Đối với học sinh
a) Tạo hứng thú học tập cho học sinh bởi vì học sinh được khám phá kiến thức nhiều bộ môn liên quan, kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nên sẽ tạo ra nhiều điều lý thú và độc đáo.
b) Cách ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng mở cho nên học sinh có cơ hội được phát triển một cách tối đa tư duy sáng tạo.
Khi nắm vững được thực trạng hiện tại về cách dạy học theo định hướng tích hợp thì giáo viên cũng như học sinh sẽ biết mình phải làm gì và làm như thế nào để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Hãy cùng trung tâm gia sư uy Tín Gia Trí chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân.