Chuyển cấp là một trong những bước ngoặt lớn mà học sinh đều phải trải qua. Đây có lẽ là khoảng thời gian khó khăn và nhạy cảm nhất khi mọi thứ đều thay đổi, từ bạn bè, thầy cô, trường học tới thói quen sinh hoạt, học tập hàng ngày.
Không ít em đã thấy lạc lõng và chới với khi bước vào một lớp học mới với nhiều khuôn mặt bạn bè mới, cố gắng thu mình lại và ngại giao tiếp, làm quen với các bạn. Kết quả học tập theo đó mà cũng giảm sút, “tụt dốc không phanh” so với các lớp dưới. Điều này khiến nhiều phụ huynh thực sự lo lắng và muốn giúp các em vượt qua “cú sốc’ này một cách tự tin hơn.
Ví dụ, khi phụ huynh của em Nguyễn Hoàng L ( học sinh nam mới lên lớp 6) gọi đến cho trung tâm Gia sư Gia Trí rất sửng sốt khi thông báo rằng, trước đây, khi học cấp 1, con học rất tốt, điểm luôn đạt 9,10 ở tất cả các bộ môn. Tuy nhiên, lên lớp 6, lực học của con chững lại, có những môn thậm chí nộp bài trắng khi kiểm tra 45 phút, được 0 điểm, giáo viên mới đầu năm đã phải gọi về cho gia đình nhắc nhở.
Đó có phải lỗi hoàn toàn ở con bạn? Phải chăng do chúng mới thay đổi môi trường, lớn hơn nên muốn nổi loạn, thích chơi bời và chán học hành? Hãy cùng lắng nghe gia sư tại nhà của trung tâm Gia Trí chia sẻ nhé! Có thể phụ huynh sẽ có cái nhìn mới hơn về phía con bạn đấy!
– Khi chuyển cấp, khó khăn nhất các em gặp phải là sự thay đổi trong cách thức giáo viên trên lớp giảng dạy và truyền đạt kiến thức. Ví dụ, cấp 1, giáo viên đọc rất chậm, chủ yếu là đọc cho chép, viết bút máy. Nhưng lên cấp 2, thầy cô là người hướng dẫn, không chỉ bảo từng dấu chấm, dấu phẩy, xuống dòng nữa. Con bạn phải thực sự thông minh và nhanh nhẹn mới có thể thích ứng được sự thay đổi như vậy.
– Mới lên một cấp mới, trường mới. Tâm lý của các em vẫn muốn “xả hơi” sau cả năm trời ôn thi chuyển cấp. Do vậy bài vở còn chưa sát sao, chưa theo kịp guồng quay mới.
– Càng lớn, học sinh càng nhiều mối quan hệ hơn, không chỉ có học hành, rồi còn bạn bè, thậm chí chuyện tình cảm…Chơi với ai, như thế nào…Đây là tâm lý hết sức bình thường của tuổi học trò. Tuy nhiên nó cũng chiếm khoảng thời gian không ít khiến các em ít tập trung hơn.
Về phía gia đình, phụ huynh là người hiểu con em mình nhất, hãy chú ý quan sát và nhận ra sự thay đổi trong con. Gia sư Gia Trí cũng luôn sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các em trong khoảng thời gian này. Hãy gọi điện cho trung tâm để được hỏi và giải đáp sớm nhất nhé.
Hãy cùng trung tâm gia sư Uy Tín Gia Trí chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân.