Có nhiều triết lý xa xưa ông cha ta để lại rất có giá trị, chẳng hạn như bài thơ của Bác Hồ: “Thiện, ác nguyên lai vô định tính/Đa do giáo dục đích nguyên nhân” có nghĩa là “Hiền, dữ đâu phải do tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có những quan niệm đã lỗi thời, lạc hậu, chẳng hạn như: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.
Quan điểm này không còn phù hợp với thời đại ngày nay nữa mà nó chỉ “Lợi bất cập hại”. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ ràng, cụ thể về vấn đề này:
Nguyên nhân các bậc phụ huynh sử dụng đòn roi
– Áp lực về công việc:
Công việc bộn bề hàng ngày của các bậc cha mẹ đã tạo ra những mệt mỏi, căng thẳng và áp lực cho nên trẻ thường hay bị “hứng trọn” những điều đó theo kiểu “giận cá chém thớt”.
– Sợ con hư hỏng:
Nhiều phụ huynh có quan điểm là càng nghiêm khắc và sử dụng biện pháp mạnh khi con mắc khuyết điểm, lỗi lầm là để con tránh xa các tệ nạn xã hội, mong cho con tốt hơn.
Với phụ huynh thì đó là cách kiểm soát con để tránh con “nổi loạn”. Nhưng trên thực tế thì ngược lại phụ huynh càng thắt chặt thì con càng dễ đối đầu và phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
– Thiếu hiểu biết và thiếu phương pháp giáo dục con:
Cũng có trường hợp rất nhiều phụ huynh lúng túng về cách giáo dục con cái do chưa có đầy đủ thông tin, hiểu biết nhất định về phương pháp giáo dục nào đó.
Cho nên sử dụng luôn phương pháp giáo dục “cổ truyền” – bằng đòn roi với hy vọng là sẽ có kết quả tốt như mong đợi.
Hệ quả của việc sử dụng đòn roi để giáo dục con
– Nhút nhát, ám ảnh, mất tự tin và sợ hãi:
Trường hợp này xảy ra dẫn đến việc vì trẻ sợ hãi đòn roi của cha mẹ mà sinh ra nói dối liên tục và có thể là bỏ nhà đi bụi. Thực chất, sự sợ hãi nhút nhát này chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài của học sinh vì sợ cái “quyền uy” của cha mẹ, còn đằng sau thì không có tác dụng gì cả vì trẻ vẫn cứ tiếp tục những hành vi, hành động đó.
Có thể nói một cách dễ hiểu là những học sinh này khi bị đòn roi mặc dù ậm ừ nhận lỗi và tỏ ra sợ sệt nhưng không muốn sửa chữa và tiếp thu. Hơn nữa, về lâu về dài thì trẻ sẽ đánh mất sự tự tin của mình.
– Trẻ dạn đòn:
trường hợp này xảy khi trẻ bị đòn roi quá nhiều lần dẫn đến việc trẻ “ quen nhờn” trở nên ngang bướng và thách thức, đối đầu với cha mẹ. Khi trẻ chai sạn đòn roi của cha mẹ thì cũng đồng nghĩa với việc trẻ đã chai sạn về mặt cảm xúc.
Chai sạn về mặt cảm xúc vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ sau này, điều này giải thích vì sao trẻ vô tâm, hờ hững với mọi thứ xung quanh, trẻ vô cảm không biết thể hiện cảm xúc. Khi đến ngưỡng chai sạn thì rất khó giáo dục trẻ. Bởi vậy, quý phụ huynh xin hãy tỉnh táo và lý trí hơn!
– Bắt chước hành vi bạo lực của cha mẹ:
Khi giáo dục trẻ bằng bạo lực thì đương nhiên trẻ sẽ bắt chước và có hành vi bạo lực. Cha mẹ là tấm gương cho con cái học tập và noi theo vì vậy nếu bạn muốn hình ảnh con bạn trong tương lai như thế nào thì bạn hãy cố gắng làm như thế.
Bắt chước hành vi bạo lực của cha mẹ
Bạn hãy sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực giúp con bạn đạt hiệu quả học tập cao nhất chứ đừng nên tiếp tục phương pháp giáo dục bạo lực tiêu cực làm cho con bạn thụt lùi và sợ sệt.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giáo dục tích cực bạn nên tham khảo và có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Chúc các bạn thành công!
Hãy cùng trung tâm gia sư Uy Tín Gia Trí chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân nhé.