Phương pháp phạt trẻ tích cực hiệu quả

By giasugiatri

Trong cuộc đời của mỗi con người không ai là hoàn hảo cả, ai cũng phải trải qua những sai lầm, sai sót. Học sinh cũng vậy, trong quá trình học tập gian nan, vất vả đương nhiên các em sẽ có những lúc mắc khuyết điểm hay vi phạm một số quy định nào đó.

Vậy người giáo viên cần phải làm gì để mang lại hiệu quả khi phạt học sinh ? Bạn hãy theo dõi những lời chia sẻ của gia sư tại nhà của Trung tâm gia sư Gia Trí chúng tôi để trả lời câu hỏi này nhé !

– Nhắc nhở trẻ: 

Trường hợp trẻ vi phạm một hay vài lần đầu giáo viên có thể nhắc nhở trẻ kèm theo những cử chỉ, hành vi tích cực như xoa đầu trẻ, vỗ vai trẻ…đây là lời trách cứ nhẹ nhàng dễ tạo được cảm giác yêu thương và sự khoan dung của người giáo viên. 

Khi đó trẻ sẽ cố gắng để không làm phụ lòng người thầy rất bao dung với mình. Còn đối với các bạn gia sư tại nhà khi trẻ không chịu làm bài tập hay không hợp tác với bạn thì bạn cũng nên thử áp dụng biện pháp này, tôi chắc rằng nó sẽ đem lại bất ngờ cho bạn.

– Dùng biện pháp cô lập tạm thời: 

Biện pháp này rất hay vì trẻ em rất hiếu động có nhu cầu vận động và giao tiếp rất cao nên khi bị cô lập tạm thời thì đương nhiên trẻ sẽ cảm thấy ăn năn vì hành động, hành vi sai trái của mình. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân.

– Dùng dư luận tập thể: 

có nghĩa là thông qua các buổi sinh hoạt lớp giáo viên có thể cho trẻ tự phân tích đúng sai của bản thân rồi sự góp ý của các bạn bè trong lớp. Lời của bạn bè lúc nào trẻ cũng cảm thấy dễ nghe hơn vì mối quan hệ bạn bè rất quan trọng đối với trẻ, lúc nào trẻ cũng muốn bạn bè yêu quý mình, chơi với mình nên trẻ sẽ làm theo lời khuyên của bạn bè để xây dựng hình ảnh của mình.

– Phương pháp hệ quả tất yếu: 

phương pháp này có nghĩa là khi trẻ gây ra một điều gì đó thì trẻ nên tự chịu hay là khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra và chịu trách nhiệm liên quan. Chẳng hạn như trẻ bẻ gãy cây xanh thì giáo viên cho trẻ đi trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên của trường; 

Khi trẻ làm đổ nước ra lớp học thì cho trẻ tự lau lớp học đó; Khi trẻ viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế thì cho trẻ tự lau sạch những vết hoen ố đó; khi trẻ vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định thì cho trẻ tham gia công việc vệ sinh môi trường…

– Phối hợp với gia đình: 

Khi trẻ mắc khuyết điểm hay vi phạm kỷ luật tái phạm nhiều lần thì giáo viên nên thông báo cho gia đình để phối hợp giáo dục trẻ. Gia đình luôn là nơi trẻ được quan tâm, yêu thương và vỗ về nên khi ba mẹ kết hợp với nhà trường thì trẻ sẽ có sự thay đổi nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Người giáo viên, gia sư nên coi việc trẻ vi phạm kỷ luật là một chuyện bình thường, không nên nghiêm trọng hóa vấn đề và tìm những giải pháp thích hợp để có mức độ trách phạt học sinh phù hợp. Hy vọng với những lời chia sẻ trên đây người giáo viên có thể áp dụng linh hoạt với từng đối tượng học sinh để đem lại hiệu quả cao nhất.